BinhDuong360
Chùa Bà Thiên Hậu Bình Dương và những điều bạn cần biết

Chùa Bà Thiên Hậu Bình Dương và những điều bạn cần biết

Nội dung chính

Chùa Bà Bình Dương là một địa điểm tâm linh của người dân địa phương, được xây dựng bởi cộng đồng người Hoa và có nhiều tên gọi khác nhau như Chùa Bà Thiên Hậu Bình Dương, Miếu Bà Thiên Hậu hay Thiên Hậu Cung. Nơi đây không chỉ có lối kiến trúc cổ độc đáo mà còn thu hút du khách bởi những lễ hội đặc biệt. Được công nhận là Di tích Văn hoá của tỉnh Bình Dương, Chùa Bà Bình Dương là một điểm đến không thể bỏ qua khi đến với vùng đất này.

1. Một số điều thú vị của chùa Bà Bình Dương

Lịch sử chùa Bà Bình Dương

Chùa Bà Bình Dương được xây dựng vào khoảng giữa thế kỉ XIX, ban đầu nằm bên bờ sông Hương Chủ Hiếu. Tuy nhiên, sau này ngôi chùa đã được tái tạo và di dời về vị trí hiện tại nhờ sự hợp tác của bốn bang người Hoa Quảng Đông, Triều Châu, Phúc Kiến và Hẹ.

Chùa Bà

Theo truyền thuyết, chùa Bà Bình Dương là nơi sinh sống của cô gái Lâm Mị Châu, con gái của một ngư phủ ở Phúc Kiến thời nhà Tống. Sau này, bà trở thành Thiên Hậu Thánh Mẫu của dân tộc. Câu chuyện kể rằng, khi cha và anh của bà đi đánh cá, thuyền bị lật và chìm. Lúc đó, bà đang ngồi dệt lụa thì bỗng nhiên mắt nhắm lại và đưa tay ra phía trước như muốn níu kéo một vật gì đó. Sau đó, bà được mẹ thông báo rằng cha đã mất và chỉ cứu được hai anh trai. Từ đó, dân chúng trong vùng luôn đến chùa để xin bà phù hộ bình an khi ra biển. Khi bà tròn 27 tuổi, bà qua đời và được vua Tống sắc phong là Thiên Hậu Thánh Mẫu. Chùa Bà Bình Dương từ đó trở thành nơi thờ cúng và tôn vinh bà như một vị thần bảo hộ cho ngư dân và dân chúng trong vùng.

Kiến trúc chùa Bà Bình Dương

Toàn bộ kiến trúc của ngôi chùa được xây dựng theo phong cách chữ tam, gồm ba dãy nhà. Tại sân chùa, trước cửa chánh điện có một cái đỉnh lớn để khách đến chiêm bái có thể cắm nhang.

Chùa Bà

Mái trước cửa chánh điện được lợp ngói âm dương với những đường chỉ đắp nổi, trang trí lưỡng long tranh châu, cá chép hóa rồng. Hai bên đường viền của mái nhà là tượng bà Mặt trăng, những tượng quan văn, quan võ. Ở giữa, phía bên trên cửa chánh điện có ba chữ Thiên Hậu Cung, hai bên cửa là hai cặp câu đối ca ngợi công đức của Bà. 

Mái trước cửa chánh điện

Tại chánh cung, thờ vị chánh thần là Thiên Hậu Thánh Mẫu, bên trái điện thờ Bà là khám thờ Ngũ hành nương nương, bên phải là thờ Bổn, gọi là bổn đầu công công. Hai bên tường có giá cắm tấm biển đề Túc Tĩnh Hồi Tị, để kêu gọi mọi người nghiêm trang hoặc tránh ra mỗi khi có rước kiệu Bà đi trên đường. Cặp biển thứ hai đề Thiên Hậu Nguyên Quân vị thần chủ việc tiền tài. Các cặp biển sắp theo thứ tự trong thờ tự cũng như trong diễu hành lễ rước Bà.

Thiên Hậu Thánh Mẫu

Trong điện còn có trưng bày giá cắm bát bửu là tám món bửu bối của tám vị tiên theo truyền thuyết của người Trung Hoa. Hai dãy nhà hai bên chính điện có đề ở cửa cái chữ "Thất phủ, công sở", là nơi làm việc, hội họp và những kho chứa đồ đạc. Thế nên, bên trong có hững chữ vắn tắt như những khẩu hiệu nhắc nhở mọi người nên chính trực trong môi trường làm việc. 

Chùa Bà

Ngoài ra còn có những cây nhang vòng và lồng đèn có viết chữ Hán xung quanh chùa đây những nét đặc trưng của chùa người Hoa. 

cây nhan vòng và lồng đèn

Lễ hội tại chùa Bà Bình Dương

Lễ hội Chùa Bà là một trong những lễ hội lớn ở Bình Dương, tổ chức vào rằm tháng Giêng. Lễ hội trang hoàng cờ đèn từ cửa tam quan vào điện thờ, kết nối thần thánh với đời thường. Khách du lịch và người hành hương đến đây không chỉ vui chơi giải trí mà còn thể hiện lòng thành kính với thần thánh.

Lễ hội chùa Bà

Lễ hội Chùa Bà Thiên Hậu là lễ hội truyền thống của người Hoa ở Việt Nam, được tổ chức vào ngày 14 tháng Giêng âm lịch. Lễ vật chính gồm có lợn quay, gà, ngỗng, trái cây, bánh, hoa. Sau lễ khấn khai mạc, Ban quản lý sẽ bốc thăm chọn người cầm ấn, đóng dấu "Khai ấn đại kết" và "Hợp cảnh bình an". Sau đó, mọi người sẽ thắp nhang, đèn lồng, cầu mong cho năm mới an lành, hanh thông. 

Chùa Bà

Ngày thứ 3 của lễ hội, nhiều du khách thập phương đổ về cúng Bà, cầu mong sức khỏe, tài lộc, tình duyên, con cái. Điểm nhấn của lễ hội chùa Bà Thiên Hậu chính là nghi thức rước kiệu. Đám rước đi qua các con phố chính của Thủ Dầu Một vào ngày rằm tháng Giêng. 4 con Hẩu dẫn đầu đoàn rước đi qua các tuyến phố tạo nên hình ảnh vô cùng bắt mắt. Hàng chục thanh niên cầm cờ hiệu, thanh long đao, tiếp đến là các đội múa lân, đoàn xe hoa rực rỡ, sau đó là hàng dài các cô thiếu nữ thắt nơ gánh đầy vô số giỏ hoa vải nhiều màu sắc, theo sau là các đội kèn, sáo, trống.

Lễ hội chùa Bà

2. Chùa Bà Bình Dương ở đâu?

  • Địa chỉ: số 4, đường Nguyễn Du, thành phố Thủ Dầu Một, Bình Dương
  • Bản đồ: Chùa Bà Bình Dương
  • Giờ mở cửa: 4:00 - 20:00

3. Hướng dẫn đi đến chùa Bà Bình Dương

Bạn có thể di chuyển đến chùa Bà bằng phương tiện cá nhân hoặc bằng phương tiện công cộng.

Phương tiện cá nhân

  • Cách 1: Đường Trường Chinh - Xa lộ Hà Nội - Xa Lộ Đại Hàn - Lê Văn Khương - Hà Duy Phiên - TL9 - CMT8 Thủ Dầu Một - Nguyễn Du - chùa Bà Thiên Hậu.
  • Cách 2: Đường Trường Chinh - Xa lộ Hà Nội - Xa Lộ Đại Hàn - Tô Ngọc Vân Thạnh Xuân - Hà Huy Giáp - CMT8 Thủ Dầu Một - Yamaha Hoang Long - Nguyễn Du - chùa Bà Thiên Hậu.

Phương tiện công cộng: Bạn có thể đi tuyến xe buýt số 61-7 là có thể đến chùa Bà Bình Dương.

4. Nhưng lưu ý khi tham quan chùa Bà Bình Dương

Đi lễ chùa là một nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam. Đây là dịp để con người tìm về chốn thanh tịnh, cầu mong bình an, may mắn cho bản thân và gia đình. Tuy nhiên, khi đi chùa Bà Bình Dương chúng ta cần lưu ý một số điều sau đây để thể hiện sự tôn kính đối với Phật pháp và nhà chùa:

  • Khi bạn tới chùa để viếng thăm và cầu nguyện, hãy ăn mặc giản dị và lịch sự. Tránh những trang phục quá hở hang, lòe loẹt, không phù hợp với không gian tôn nghiêm của chùa. Nếu bạn là phụ nữ và đang trong thời kỳ kinh nguyệt, xin vui lòng không tới chùa để tránh những điều không hay.
  • Để tỏ lòng thành kính và hướng về Đức Phật, bạn có thể dâng lễ lên chùa. Những lễ vật phổ biến thường là hương, hoa, quả, bánh kẹo. Tránh dâng lễ mặn hay những thứ có mùi hôi, tanh.
  • Khi vào chùa, hãy đi vào bằng cửa bên phải, còn khi ra thì đi bằng cửa bên trái. Cửa chính giữa chỉ dành cho bậc quân vương, bậc cao tăng, bậc khoa bảng vào và ra.
  • Khi hành lễ trước tượng Phật, hãy thành tâm và cung kính, không nói chuyện to hay đùa giỡn. Bạn cũng không nên sờ mó hay chạm vào tượng Phật.
  • Khi trò chuyện với các vị thầy, các sư cô, hay những Phật tử khác, hãy xưng hô lễ phép và lịch sự. Không nên tự ý lấy bất cứ đồ vật nào của chùa, ngay cả khi đó là vật bỏ đi.
  • Trong toàn bộ thời gian ở chùa, hãy giữ gìn vệ sinh và trật tự. Không xả rác tùy tiện để tránh làm ô nhiễm và mất mỹ quan của chùa.

Chùa Bà Bình Dương là một ngôi chùa linh thiêng, là điểm đến tâm linh quan trọng của người Việt gốc Hoa trong khu vực. Chùa cũng là một địa điểm du lịch hấp dẫn, thu hút đông đảo du khách thập phương đến tham quan. Nếu có dịp đến Bình Dương, bạn đừng quên ghé thăm chùa Bà Bình Dương để cầu mong bình an, may mắn cho bản thân và gia đình.

Chủ đề: Chùa

Xem thêm thông tin Du lịch tại Thủ Dầu Một